04/02/2015
"Biomass không chỉ được sử dụng làm chất đốt trong đun nấu dân dụng, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng với chí phí thấp hơn khi dùng than tổ ong độc hại mà còn được sử dụng làm chất đốt trong hệ thống nồi hơi, hệ thống sấy ở các ngành công nghiệp để thay thế dầu DO, gas...", ông Nguyễn Khánh Hà, Tổng Giám đốc Cty CP Tư vấn xây dựng công trình VLXD (CCBM) cho biết tại Hội thảo Tổng quan thị trường Biomass và định hướng phát triển năm 2015 ngày 31/1 tại Hà Nội.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo chuyên gia trong lĩnh vực VLXD trong và ngoài nước.
Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, lãnh đạo Trung tâm Năng lượng tái tạo &CDM, lãnh đạo Viện Khoa học công nghệ quốc tế Việt Nam - Nhật Bản cùng đông đảo chuyên gia trong lĩnh vực VLXD Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Biomass là năng lượng sinh khối. Sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp...), phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm.Hiện nay, gỗ vẫn được sử dụng làm nhiên liệu phổ biến ở các nước đang phát triển. Riêng ở Việt Nam, tổng lượng sản xuất viên gỗ nén toàn quốc hiện đạt khoảng 200.000 tấn/năm.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê An Hải, Vụ phó Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay nhiều nước trên thế giới nói chung, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng có nhu cầu rất lớn về Biomass, Vụ đang nỗ lực kết nối, mở rộng cơ hội tiêu thụ Biomass, đặc biệt là viên gỗ nén ở các thị trường này, song điều cần thiết hiện nay là các đơn vị sản xuất ở Việt Nam cần liên kết sản xuất với quy mô lớn, với tính cạnh tranh cao hơn nữa.
Ông Nguyễn Khánh Hà, Tổng Giám đốc CCBM phát biểu tại hội thảo.
Đánh giá của CCBM cho biết Việt Nam hiện có ít nhất 20 triệu bếp đun dân dụng (tính theo quy mô dân số quy đổi), trong đó bếp củi và bếp than tổ ong chiếm số lượng khoảng 50 - 60%. Nếu thay thế khoảng 20% bếp củi và bếp than tổ ong độc hại bằng bếp đun viên gỗ nén thì thị trường trong nước cần ít nhất 2,4 triệu bếp.
Trong 2 năm qua, CCBM đã nghiên cứu, chế tạo thành công 10 loại bếp đun viên gỗ nén các loại và đã tiến hành sản xuất đại trà hàng nghìn bếp, 100% đều được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc theo các đơn đặt hàng từ trước.
Một số mẫu bếp đun viên gỗ nén được CCBM giới thiệu tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Khánh Hà cho biết, chiến lược của CCBM trong năm 2015 sẽ tiến hành sản xuất đại trà các mẫu bếp đun viên gỗ nén mới được Cty nghiên cứu, chế tạo đồng thời tập trung vào thị trường trong nước, trước hết là khu vực miền Trung, miền Nam vì nhu cầu ở các khu vực này đối với viên gỗ nén là rất lớn.
Mục tiêu CCBM đặt ra trong năm 2015 - 2016 tiêu thụ từ 20 - 30% tổng sản lượng viên gỗ nén tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, CCBM phối hợp, gắn kết với các nhà sản xuất viên gỗ nén trong nước để cùng nhau phát triển thị trường nội địa, trước khi vươn ra thị trường ngoài nước.
* * * *
Trên Trang TTĐT của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Trang TTĐT Bảo vệ Môi trường Việt Nam cùng đăng tải bài viết: "Phát triển thị trường viên gỗ nén, bảo vệ môi trường". Nội dung chi tiết bài viết như sau:
Cùng với thương hiệu BẾP TRE XANH đã được khẳng định trên thị trường, năm 2015 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Vật liệu Xây dựng (CCBM) tiếp tục thực hiện những hợp đồng về xuất khẩu bếp và viên gỗ nén – nguồn nhiên liệu tái tạo bảo vệ môi trường, đồng thời gắn kết với các nhà sản xuất viên gỗ nén để cùng nhau phát triển thị trường nội địa.
Mặc dù có lợi thế về nguồn nguyên liệu nhưng ngành biomass Việt Nam chưa mang lại lợi nhuận cao, sức cạnh tranh thấp quy mô sản xuất nhỏ so với thị trường quốc tế, đặc biệt chưa khai thác, phát huy được tiềm năng thị trường nội địa - ông Nguyễn Khánh Hà, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Vật liệu Xây dựng (CCBM), phát biểu tại hội thảo “Tổng quan thị trường biomass và định hướng phát triển 2015” ngày 31/01 tại trụ sở CCBM, TP Hà Nội.
Tổng Giám đốc CCBM Nguyễn Khánh Hà đánh giá về những thách thức cũng như tiềm năng phát triển ngành biomass nói chung và viên gỗ nén nói riêng tại thị truồng trong nước và quốc tế trong năm 2015
“Với phương châm “hợp nguồn sức mạnh”, CCBM tổ chức hội thảo nhằm mục tiêu tạo diễn đàn để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để tăng cường sự hiểu biết về thị trường biomass và những đánh giá nhận định thị trường biomass trong năm 2015 và những năm tiếp theo.”
Ông Bùi Việt Trung, Trung tâm Ứng dụng Năng lượng Sạch CCBM, cho biết năm 2013 và 2014 CCBM đã triển khai sản xuất và chế tạo thành công 10 loại bếp các loại, và 100% sản phẩm được xuất khẩu sang Hàn Quốc. Bếp đun viên gỗ nén (pellets) BẾP TRE XANH dùng để nấu ăn, nướng, sưởi ấm…cho các hộ gia đình, các bếp ăn tập thể…
Ông Bùi Việt Trung, Trung tâm Ứng dụng Năng lượng Sạch CCBM: Nếu thay thế bếp đun viên gỗ nén cho bếp củi và bếp than tổ ong độc hại … thay thế khoảng 20% nhu cầu thị trường, cần 2,4 triệu bếp đun.
TS. Nguyễn Đình Quân, Phòng nghiên cứu Nhiên liệu Sinh học và Biomass - Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng viên gỗ nén là nguồn nhiên liệu tái tạo carbon trung tính trước sau gì cũng thay thế nhiên liệu hóa thạch cho thế giới. Viên gỗ nén là nhiên liệu sinh khối chất lượng cao nhất: Tro thải ít và “lành”, khí thải sạch (với công nghệ đốt phù hợp), nhiệt trị cao, đem lại giá trị kinh tế và môi trường.
“Chí phí sử dụng Bếp TRE XANH dùng để đun nấu bằng 35 - 45% gas, dễ dàng cơ động vị trí đun nấu. Đun nấu nhanh như gas, điểu chỉnh được tốc độ đốt, khi sử dụng không khói, không ô nhiễm, thân thiện với môi trường, an toàn khi sử dụng”, ông Trung cho biết, “Sử dụng viên hỗ nén làm chất đốt trong đun nấu dân dụng đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, với chi phí thấp hơn sử dụng than tổ ong độc hại.”
Bếp TRE XANH đun được đa nhiên liệu như: viên gỗ nén, củi cục, củi vụn, lõi ngô… không khói, không đèn nồi lại bảo vệ môi trước, sức khỏe
Viên gỗ nén là một trong những nguồn năng lượng được các tổ chức quốc tế đánh giá “Nguồn năng lượng sạch cho tương lai”. Chính vì vậy, định hướng từ năm 2015 CCBM ngoài việc thực hiện những hợp đồng về xuất khẩu bếp và viên gỗ nén, CCBM sẽ đồng hành, gắn kết với các nhà sản xuất viên gỗ nén để cùng nhau phát triển thị trường nội địa.
Mục tiêu trong 1 – 2 năm đầu, thị trường nội địa sẽ tiêu thụ được 20 – 30% tổng sản lượng của viên gỗ nén trong toàn quốc.
Tuy nhiên, theo ông Trung, “để phát triển thị trường nội địa thì cần có sự đóng góp chính sách của nhà nước, các nhà khoa học, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất viên gỗ nén.”
Với mức tiêu thụ trung bình 30kg/bếp/tháng khi thị trường phát triển tới kỳ vọng 2,4 triệu bếp như trên, nhu cầu/năm gần một triệu tấn viên gỗ nén và luôn có xu thế tăng tiến ( Chưa kể lượng cấp cho hệ thông bếp công nghiệp các loại )
Bà Dương Phương Dung, Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long, chia sẻ viên gỗ nén của CCBM giúp giảm ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo. Hội thảo hôm nay là diễn đàn bổ ích mang lại lợi ích kinh tế, môi trường.
Chính vì vậy “Chúng tôi cam kết hỗ trợ CCBM cùng với các doanh nghiệp đồng hành cùng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường tại Việt Nam.”, bà Dung phát biểu.
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, đây là một thị trường rất lớn và tiềm năng, viên gỗ nén toàn toàn được ứng dụng và làm nhiên liệu đốt thay thế cho các hệ thống cấp nhiệt trong các nhà máy, các thiết bị công trình...
CCBM